TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                      

 Khóa 22 &Thủy Quân Lục Chiến

                                                                                                     MX  KIỀU CÔNG CỰ

Khóa 22 /TVBQGVN t́nh nguyện về binh chủng (sống hùng , sống mạnh nhưng sống không lâu ) TQLC 22 người ( con số 22 thật là dễ thương  và gắn bó ).

Đợt đầu vào tháng 12/1967 có 15 Thiếu úy sửa của 22A và đợt sau có 7 quan một của 22B cũng vào tháng 12/1969. Sau đây là danh sách cho cả hai đợt  được đưa về :

_ Tiểu đoàn 1  (Quái Điểu )  : Nguyễn tri Nam + Nguyễn định Ninh + Vàng huy Liểu.

_Tiểu đoàn 2 ( Trâu Điên ) : Huỳnh vinh Quang + Lê văn Lệ + Kiều công Cự + Bùi ngọc Dũng .

_Tiểu đoàn 3 ( Sói biển ) : Giang văn Nhân + Đào duy Chàng +Nguyễn kim Chung .

_Tiểu đoàn 4 ( Ḱnh Ngư ) : Ngô hửu Đức + Nguyễn minh Trí + Nguyễn văn Hào+ Lê viết Đắc.

_ Tiểu đoàn 5 ( Hắc Long ) : Đoàn văn Tịnh + Dương công Phó + Nguyễn trúc Tuyền + Huỳnh văn Đức .

_Tiểu đoàn 6 ( Thần Ưng Cảm Tử ) : Nguyễn văn Bài +Vỏ văn Xương + Tôn hửu Hạnh.

_ Tiểu đoàn 7 ( Hùm xám ) : Lê tấn Phương.

Ngày 1/10/1968 , ngày sinh nhật của binh chủng ,TQLC được  nâng  cấp SƯ ĐOÀN  . Nhưng trước đó vẫn ở cấp Lữ đoàn và chỉ có 6 tiểu đoàn tác chiến với hai Chiến đoàn A và Chiến đoàn B. Đến cuối năm 1969 đă thành lập thêm 3 tiểu đoàn tác chiến nữa là tiểu đoàn 7 + Tiểu đoàn 8 ( Ó Biển ) + Tiểu đoàn 9 ( Mảnh Hổ ) và 3 Tiểu đoàn Pháo binh 105 ly cơ hửu . Về mặt chiến thuật h́nh thành 3 Lữ đoàn  ( 147+258+369 ) . Theo nhu cầu chiến trường th́ 9 TĐ tác chiến và 3 TĐ pháo binh được chỉ huy và điều động bởi các Lữ đoàn nhưng không cố định , nhất là về phương diện Hành chánh như các Trung đoàn Bộ binh.

Bộ Tư lịnh SĐ/TQLC đặt bản doanh tại số 15 đường Lê thánh Tôn, quận I, Sài g̣n .

Trong danh sách th́ Lê tấn Phương đứng ḿnh ênh, coi có vẽ buồn hiu hắt trong cái chuồng Hùm Xám. Nhưng không phải như vậy đâu ! Mới có hai năm chẳn mà biết bao tang thương biến đổi , t́nh h́nh chiến trường theo cái biểu đồ ngày càng gia tăng ở cấp số nhân. TĐ7/TQLC thành lập ngày 1/6/1969 , T/Tá Phạm Nhă đă cho gọi Th/U Nguyễn định Ninh đang cà nhơng ở Pḥng 4 SĐ về làm Sỉ quan Tiếp liệu kiêm Chỉ huy Hậu cứ TĐ7. Nhờ vậy mà Ninh đă lái jeep lùn lên đón ở BTL/SĐ và trang bị ngay đủ thứ trên đời cho người bạn cùng khóa, chắc chắn là có dư, để cho anh bạn Phương đường mây rộng thênh thang cử bộ , nợ tang bồng tung cánh ..bay nhưng không được xa lắm. Thôi xin được hạ hồi phân giải.

.. Trong bài này xin bắt đầu được kể từ ngày 1/11/63 t́nh h́nh chiến trường tại miền Nam gia tăng một cách nghiêm trọng với những trận dữ dằn của TĐ4/TQLC tại B́nh Giă (1964 ), trận Ba gia _ Quảng Ngăi ( 1965 ) của TĐ3/TQLC, trận phục kích và phản phục kích của TĐ2/TQLC tại Phổ trạch ( 1966), trận phản phục kích tuyệt vời của TĐ5/TQLC tại Rạch Ruộng ( 1967 ), và những ngày tháng cuối năm 1967, những anh chàng 22 bắt đầu sống hùng, sống mạnh ..Và ..ông Ninh đầu làng, ông Nam đầu đ́nh về tŕnh diện T/Tá Phan văn Thắng TĐT/TĐ1 . Nam về ĐĐ1 của đàn anh Huỳnh văn Lượm (K17 ) , c̣n Ninh về ĐĐ4 của Đ/U Nguyễn văn Đă (K10 TĐ ). TĐ1 và TĐ2 tham dự hành quân với Chiến đoàn B của Tr/Tá Tôn thất Soạn  tại vùng Định tường , Cái Bè, Cai lậy, Giáo đức ..Đặc biệt trong cuộc hành quân trực thăng vận xuống vùng kinh  Cái Thia cách tây nam Cai lậy chừng 14 km về hướng ranh giới Mộc hóa. Trận đổ quân ngay trên đầu giặc, bắt buộc hai TĐ 261,262 chủ lực miền VC phải giao chiến khi chúng đang chuyển quân từ hướng Mộc hóa để đi vào Mỹ Tho. Trong trận này Tr/U Nguyễn quốc Chính ( K20 ) đă anh dũng hy sinh . Đêm hưu chiến 31/12/1967 trên kinh Cái Thia là trận đánh được ghi vào chiến sử TQLC và cũng là tác phẩm đầu tay của những Th/U Nam + Ninh (TĐ1 ) và Quang+ Lệ + Cự (TĐ2 ). Lê văn Lệ và người anh ruột là Lê văn Thể ở ĐĐ3 của Tr/U Trần văn Thương , đă bị thương nặng và được đưa về Tổng Y viện Cộng Ḥa cùng đợt với hai chàng Nhảy Dù  Nguyễn văn An ( Thủ khoa 22A ) và Nguyễn văn An (G22). Cả ba anh chàng này được Tông Tông Thiệu gắn cho Đệ ngũ đẳng Bảo quốc Huân Chương kèm Anh dũng bội tinh với nhành Dương Liểu ngon ơ..Sau đó ba chàng cũng về thặng số và giă từ vũ khí . Có phải vậy không Thủ khoa An hiện đang ở tại thành phố Lowell ( Massachusett ). Sau Cái Thia , TĐ2 về bảo vệ an ninh ở Thị trấn Cai lậy và TĐ1 nằm ăn Tết trên Kinh B́nh phú. Đêm Giao Thừa thiên hạ say sưa túy lúy nhưng caí anh chàng Th/U Nam chỉ quen uống sửa nên không say, không quên nhiệm vụ , đi kiểm soát tuyến đóng quân và phát giác được VC đă ḅ vào gần BCH/TĐ , Nam đă kịp thời ø báo động cho cả TĐ, ngay cả Nam cũng vật lộn với bọn chúng. Nhờ mấy ngón Karate của  Tr/S Kim, huấn luyện viên vỏ thuật Đại hàn , Nam đă thắng nhưng cũng đă bị thương trong trận xáp lá cà và được đưa về bịnh xá TQLC Nguyễn văn Nho ở Thị Nghè. Và đây là những ngày thong thă đi học Basic Marines ở Quantico, rồi về TTHL/TQLC. Ở đâu Nam cũng được trọng dụng v́ cái thông minh , tháo vát vànhất là cái tánh cẩn thận trong công việc. Nam là người duy nhất của khóa ở binh chủng TQLC được lên Thiếu tá. Chức vụ sau cùng là Tiểu đoàn phó TĐ4/TQLC. Nam đă hy sinh trong khi đi răi tuyến đóng quân tại băi bể Thuận an đêm 26/3/1975. Để lại người vợ trẻ Dương thị Xuân Thu và Mẹ già hiện đang sống ở Sài g̣n.

Trận Mậu Thân nổ ra với sự tham dự của hai chiến đoàn A+B thuộc Lữ đoàn TQLC. Nhưng sau đó Chiến đoàn A do Tr/Tá Hoàng tích Thông chỉ huy được không vận ra Phú Bài thay thế Chiến đoàn 1 Dù của Tr/tá Lê quang Lưỡng, cùng với Tr/Đ3/SĐ1 BB + SĐ1 TQLC Mỹ +SĐ Không vận 101 Hoa Kỳ, tái chiếm lại những vùng đă bị VC tạm  chiếm .  Những Th/U sửa tham dự trận này có Ninh (TĐ1 ) + Đức+ Trí +Hào (TĐ4 ) và Tịnh + Phó+ Tuyền (TĐ5 ).Những anh chàng Hào + Phó + Tịnh ( thuộc Biệt đoàn B52 Tân khóa sinh ) đă trở về chiến đấu ngay trên Quê hương ḿnh và cũng đau ḷng nh́n lại Cố đô tang thương và chiếc cầu Trường Tiền với bao kỷ niệm của tuổi học tṛ đă gảy sập xuống ḍng Hương giang , nhất là phải chứng kiến cảnh bà con anh em ḿnh bị những tên phản bội Lê văn Hảo,Thích đôn Hậu, Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân đă tàn sát thể  bằng những h́nh thức dă man nhất. . Lần này chỉ có Alain Delon Nguyễn định Ninh  bị loại ra khỏi ṿng chiến. Ninh bị thương khi điều động Trung đội tại Hồ Tịnh Tâm, Huế.

Tại Mặt trận Sài g̣n trong hai đợt Mậu Thân, Chiến đoàn B với các TĐ2+3+6 cũng đánh đuổi lực lượng CS xâm nhập tại Bộ TTM (trại Trần hưng Đạo ) , thành Cổ loa, trại Hoa lư, cư xá Trương quăng Tuân, Chợ lớn (Quận 6 ), B́nh Ḥa , ngă ba hàng Xanh , cầu Băng ky ( Gia Định ), .. Những anh chàng trung đội trưởng thuộc điếc không sợ súng hăng hái dũng mảnh xông lên trước lằn đạn thù. Họ đă chứng tỏ bản lảnh và trưởng thành rất nhanh trong chiến trận.  Trong trận tiến chiếm Hăng thuộc da gần cầu B́nh Lợi , ĐĐ1/TĐ6 của Đ/U Nguyễn đ́nh Thủy(K16 ) được điều động từ cầu Băng Ky đến giải tỏa áp lực địch và chiếm lại hăng thuộc da. Một trận đột kích đêm được diễn ra ngay trên đường phố Sài g̣n với chiến thuật thần tốc , tuyệt vời , ta đă chiếm được mục tiêu nhưng một người bạn của K22 đă anh dũng hy sinh . Đó là Nguyễn văn Bài ( C22 ). Bài sinh năm 1942 tại Nam Định. Anh đă viết trong sách Lưu Niệm K22 :Tôi thích nhất cuộc sống năng động vỏ nghiệp. Tôi gia nhập vào TVBQGVN để thực hiện ư nguyện đó. Chỉ một trận đánh để đời cũng đủ thỏa nguyện rồi , phải không Bài. Vỏ văn Xương ở ĐĐ3 của Đ/U Lê văn Huyền ( K17 ) cũng tham gia trận chiến một cách tích cực. Xương đă nhỏ lệ trên người bạn  vừa nằm xuống. Từ ngày rời binh chủng về tiểu khu Châu Đốc, bạn bè K22 đă không nhận được tin tức của Xương .Sao mà lặn kỷ thế . Hay là mày cũng bỏ anh em mà ra  đi rồi hả Xương Ngày hôm sau những người bạn cùng Khóa của Bài ở TĐ2 (Quang, Cự ),TĐ3 (Nhân, Chàng ), TĐ6 (Xương ), đă siết chặt ṿng vây , dứt điểm mẻ lưới cuối cùng khiến địch bỏ xác tại chỗ khá nhiều và hơn 150 tên phải buông súng đầu hàng trong sự kinh hoàng trong đó có tên ca sỹ Đoàn Chính và Bùi Thiện .Không biết chúng đem ca sĩ vào Sàig̣n làm ǵ ? Tổng tấn công tổng nổi dậy của địch chỉ là những đ̣n phép yểm trợ cho cuộc ḥa đàm tại Ba lê hay là cái đám lảnh đạo ở BCT cố t́nh lùa cái đám người sanh Bắc tử Nam vào đây để mà bị tổng tiêu diệt không thương tiếc  .

 Năm 1969, chiến trận bùng nổ dữ dội ở Vùng 3 và vùng 4. Những trận càn quét vào tận hang ổ của bọn giặc ở các mật khu Dương minh Châu, chiến khu D, mật khu Mây tàu, Khiêm hanh, Cầu khởi, mật khu Hốt hỏa ( Bến tre ), mật khu U Minh ( vùng biên giới của ba tỉnh An Xuyên, Chương thiện và Rạch giá). Vùng śnh lầy với nhiều với nhiều ḿn bẩy , hầm chông . Ngày nào cũng có thương vong . Ai nấy cũng đều lạnh cẳng . Nguyễn văn Hào lănh nguyên một trái ḿn 105 ly banh xác, văng văi tứ tung, trong śnh lầy và trên những đám dừa nước tại một địa điểm mà đến bây giờ chưa ai xác nhận được  chính xác. Hào sinh năm 1945 tại một ngôi làng khá nổi tiếng trong chiến sử TQLC. Đó là  Mỹ Chánh , tuyến pḥng thủ sau cùng của Quân đoàn I sau cuộc rút quân khỏi Đông hà và Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Hào có lối sống khá độc đáo, luôn tự tin và điềm tĩnh. Anh là người có ḷng nhân hậu và hơi một chút lăng mạn khi viết lên câu này :Hăy đừng buộc tôi cắm lưỡi lê vào ngực , vào tim những người thân không quen mặt. Có thể họ là mẹ, là cha..Cũng trong một cuộc hành quân phối hộp với SĐ9 BB / Hoa kỳ , Đào duy Chàng cũng đă hy sinh khi trung đội của anh đổ bộ lên bờ và tiến chiếm mục tiêu là nhà thờ Đất Sét, chỗ con sông Cái Lớn đổ về Kiến Thiện ( Kiên Long ). Chàng sinh năm 1941 tại Long Hựu , Long An. Bản chất người miền Nam , hiền lành chất phát. Trong gần hai năm ở TĐ3/TQLC anh chẳng bao giờ nạt nộ hay đánh lính , mà chỉ dùng lời lẽ nhẹ nhàng ra lịnh hoặc khuyên bảo. Cùng ở đại đội F22 với Chàng có Nguyễn trúc Tuyền là một người năng nổ, hiếu động tuy hơi nhỏ con. Cái ngày TĐ5 /TQLC sau chiến thắng oanh liệt trong trận phản phục kích tuyệt vời tại Rạch Ruộng , nhằm triệt hạ những căn cứ địa của VC ở khu vực phía bắc sông Mỹ tho thuộc tỉnh Định Tường , và về nghĩ dưỡng quân tại căn cứ Đồng Tâm, bản doanh của SĐ 9 BB/ Hoa kỳ. Ba Th/U sửa ( Tuyền + Phó +Tịnh ) được đưa từ Hậu cứ ở Suối Lồ Ồ , Dĩ An , xuống đây tŕnh diện Th/Tá TĐT Phạm Nhă. Đêm hôm đó, Tuyền đă dẫn bộ ba vào  trong câu lạc bộ Sỉ quan của SĐ9 Mỹ, khiến mấy anh chàng mũi lỏ mắt xanh cũng nể mặt. Trong cuộc hành quân tại Cần thơ Tuyền lảnh nguyên một trái ḿn claymore . Những mảnh đạn như viên bi nhỏ đă làm cho Tuyền mù một mắt phải, ruột đứt nhiều đoạn, tay chân đều đầy thương tích. Cứ nh́n cái cảnh Tuyền ngáp ngáp, chờ thần chết đến mang đi, khiến cho ĐĐT của Tuyền là Tr/U H.Q.L xót xa không chịu được , anh định đề nghị cho Tuyền phát súng ân huệ, nhưng Dương công Phó và Đoàn văn Tịnh đă kịp thời cản lại. Tuyền đă được trực thăng tản thương cấp tốc đưa về bịnh viện Phan thanh Giản ( Cần thơ ) rồi về Tổng Y Viện Biên Ḥa. Như một phép màu, Tuyền đă được cứu sống và giải ngũ với cấp độ tàn phế 80 %. Với 20% c̣n lại Tuyền đă ghi danh vào Trung tâm Kỷ thuật Phú thọ ( Sài g̣n ) và đă tốt nghiệp với văn bằng Kỷ sư điện . Mở thương nghiệp, làm ăn khấm khá nhưng sau ngày 30/4/75 công việc  gặp nhiều khó khăn, dĩ nhiên. Gia đ́nh trở nên sa sút và anh mang thêm chứng bịnh phổi. Hơn 35 năm sau, trong dịp Tết Giáp Thân ( 2/2004 ) ba chàng K22 là Trương văn Tang, Nguyễn hửu Thần, Huỳnh vinh Quang từ Mỹ về VN có đến thăm gia đ́nh Tuyền ở bến Lê quang Liêm ( Quận 8 ) và mời Tuyền đến tham dự cuộc họp mặt K22 tại quê nhà nhân tiệc cưới con trai của Tang. Tùng, Can, Hiền từ Đà lạt xuống , Trịnh Đ́nh Thông từ An lộc, Phan công Nghiệp từ Tây Ninh , c̣n ở Sài g̣n th́ c̣n khá đông với Mỹ, Nữa, Bộ, Trương, Phước, Hoàng, Ninh, Lợi, Lộc .. kể cả mấy bà quả phụ như vợ của Đặng minh Học, Nguyễn văn Phin, Nguyễn phan Nghi .. Những anh chàng K22 mỗi lần ở ngoại quốc về thăm VN, đều thấy nôn nóng gặp lại bạn bè và tinh thần tương trợ rất cao.. Dễ cũng đă gần 40 năm rồi c̣n ǵ..Thời gian với những kỷ niệm thật khó quên.

Cũng trong tháng 4/1969 Huỳnh vinh Quang được tuyển chọn về Không quân. Quang đă du học tại Lackland Air force base ( Texas), Hoa kỳ sau đó về nước phục vụ tại SĐ4 Không quân cho đến ngày sau cùng của cuộc chiến. Nhưng đối với Quang th́ một ngày TQLC là một đời TQLC. Con Trâu Điên đó vẫn thích màu áo hoa sóng biển của một thời Cọp Biển.

Cuối tháng 12/1969 mản khóa 22B ( có tên là Khóa Trương quang Ân ) có thêm 7 chàng Thiếu úy Kỷ sư Khoa học Thực dụng t́nh nguyện về Binh chủng Mũ Xanh. Mặt trận ngoại biên tại Kampuchia cũng được mở ra, đánh thẳng vào hang ổ của cái gọi là MTGPMN và cái chính phủ lâm thời của Huỳnh tấn Phát đang lén lút trên xứ Chùa Tháp. Cuộc hành quân Cửu Long I/ Sóng thần 5/70 với sự tham dự của Lữ đoàn B/TQLC gồm các TĐ 2 + 4 +7. Th/U Lê tấn Phương là Đại đội phó cho Đ/U Trần Ba. Các đơn vị xuống tàu của HQ/VN tại Châu đốc ngược ḍng Cửu long lên tận bến phà Neak Luong . Sau đó TĐ2+4 , có Lê viết Đắc và Bùi ngọc Dũng trong đó, được trực thăng vận đổ xuống giải vây cho thành phố Prey Veng. TĐ7 theo đường bộ tiến về phía bắc, mở đường cho đoàn xe chở tiếp tế và đạn dược pháo binh với những lần phục kích, bắn sẽ của Cộng quân từ những phum của Miên. Hành quân Toàn thắng 42 cũng được mở ra song hành với các lực lượng đặc nhiệm của Dù, BĐQ, TG và BB của Quân đoàn 3 . Những trận đánh lớn xảy ra ở đồn điền Mimot, Chup, Dambert, ..Chúng ta đă thắng lớn nhưng cũng có những mất mát như Tr/Tướng Đổ cao Trí , Tư lịnh QĐ3 đă chết trong một tai nạn trực thăng  . Nguyễn đức Dũng D22 , cái anh chàng hay đỏ mặt như con gái, sinh ở vùng quan họ Bắc Ninh, thích mặc quân phục từ nhỏ và đội nón đỏ khi ra trường , cũng đă nằm xuống ở  đồn điền Dambert trên xứ chùa Tháp. 

Rời Kampuchia , TĐ7 của Phương  tiếp tục những ngày hành quân trên vùng Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước,..Sau những ngày Tết ở Hậu cứ rồi được không vận ra Đông Hà, theo QL 9 vào Khe Sanh chuẩn bị tham dự vào chiến dịch lớn sắp mở ra. Lúc này, Phương đă thay thế Đ/U Trần Ba mà làm ĐĐT /ĐĐ1/TĐ7/TQLC.

Hành quân Lam Sơn 719 mở ra ở cấp Quân đoàn với sự tham dự của SĐ Nhảy Dù, SĐ/ TQLC,  SĐ1BB,  Liên đoàn 1 BĐQ,  Lữ đoàn 1 TG và PB..

SĐ/TQLC làm thành trừ bị cho Quân đoàn.  Lữ đoàn 147 với các TĐ 2+4+7 được đổ quân xuống căn cứ Delta thay thế cho Tr/Đ1/SĐ1BB tiến thẳng về Tchepone , mục tiêu chính của cuộc hành quân. LĐ 258 án ngữ trên dăy Koroc nằm dọc biên giới Lào Việt chạy dài từ Lao băo tới phía Nam. LĐ 369 đóng ở phía bắc căn cứ Hàm Nghi làm thành phần trừ bị cho SĐ/TQLC.  Lữ đoàn 147 / TQLC làm nhiệm vụ đoạn hậu nên sau khi các lực lượng chính rút về nội địa th́ mọi nổ lực của Cộng quân đều dồn hết về đây. Các đơn vị đă chiến đấu một cách dũng mănh và kiên cường trong đó có Đại đội của Phương . Trên đường rút về đồi 550 để giữ  căn cứ PB/TQLC , cường độ pháo của địch thật mảnh liệt và những lần  phục kích tấn công đă làm  ĐĐ của Phương bị rối loạn, nhưng cuối  cùng đơn vị cố mở đường máu về giải tỏa áp lực địch ở căn cứ ,  nhưng số tử thương và bị thương khá nhiều, ngay  cả bản thân Phương cũng bị thương khá nặng ở cổ . Đến ngày thứ hai được lịnh rút đi ,  khi qua một đường đỉnh yên ngựa th́ bị phục kích và bị bắt cùng một số SQ/TQLC khác như Tr/U Trần văn Hiển, C/U Phạm hiệp Sỉ ( Viễn Thám A/TQLC ). Trên đường bị đưa ra Bắc , Phương c̣n gặp những người bạn cùng khóa như Trần châu Giang ( TG ) và Phạm đức Hùng ( Dù ) và Phương cũng đă tự chữa vết thương ở cổ của ḿnh bằng muối mà Cộng quân đă phát cho anh mỗi bửa ăn. V́ là tù binh bị bắt ở Hạ lào nên Phương,..cũng như nhiều người khác không được trao tră tù binh trên sông Thạch hản năm 1973 như Trần châu Giang và Phạm đức Hùng . Sau 30/4/75 một thời gian, Phương được chuyển qua dạng tù cải tạo và được ra trại vào năm 1977. Phương qua Mỹ theo diện bảo lảnh và hiện cùng gia đ́nh sống tại Santa Rosa ( California ).

Cũng trong thời gian đó, TĐ2/TQLC cũng bị tấn công thật mănh liệt, chúng dùng toàn bộ lực lượng bộ chiến, thiết giáp và pháo , xa luân chiến ngày đêm quyết tiêu diệt và xóa tên cái TĐ lính thủy đánh bộ có tên TRÂU ĐIÊN. Nhưng mà đâu có dễ ǵ. Dĩ nhiên mất mát và thương vong phải có. Trong một ngày đụng độ đẩm máu nhất 4 SQ xuất thân từ trường Vỏ bị đă bị loại . Đó là Nguyễn kim Thân (K21 ), Bùi ngọc Dũng, Kiều công Cự ( K22 ), Trần văn Loan ( K23 ). Tội nghiệp Bùi ngọc Dũng bị thương hai lần . Đúng là người chết hai lần thịt da nát tan. . Tôi cũng có hai lần sợ chết trong gần 10 năm chiến trận của ḿnh. Một lần trên kinh Thác lác ở U Minh , và lần này khi chiếc trực thăng tải thương Mỹ chở 4 anh em chúng tôi bay qua đỉnh Koroc với những lưới đạn pḥng không săn đuổi sát hai bên hông . Dũng bị thương đầy ḿnh được quấn bằng quấn bằng một tấm mền mơng  ( Poncho light ) . V́ trực thăng chao đi, đăo lại nhiều lần , chiếc poncho bị gió cuốn đi và Dũng nằm trần truồng trên sàn. . Thật là đau ḷng. Nh́n bạn mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Đến Khe Sanh th́ ba anh em chúng tôi được đưa vào bịnh viện dă chiến TQLC , c̣n Dũng được tải thương tiếp tục ra Hạm đội 7. Tôi nghĩ chắc Dũng chịu không nổi và đă ra đi và được HQ Mỹ thủy táng tại một vùng biển đông nào đó. Dũng sinh năm 1943 tại Long Chánh, G̣ công . Có cái nét mặn mà , quyến rũ của một người đàn ông. Đôi mắt buồn buồn và rất yêu thơ của Thâm Tâm, nhất là bài Tống biệt hành :

           Đưa người ta không đưa sang sông 
                  
 Sao có tiếng sóng ở trong ḷng,
                    Dáng chiều không thắm, không vàng vọt
                    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
        ...
                    Người đi, ừ nhỉ , người đi thực 
                    Mẹ thà coi như chiếc lá bay
                    Chị thà coi như hạt bụi ..      
                    Em thà coi như hơi rượu cay.

Lời thơ như một lần trăn trối. Người vợ trẻ của Dũng đang có thai đứa con đầu ḷng đă ra tận vùng địa đầu Quảng trị để t́m kiếm tin tức của chồng nhưng rồi tuyệt vọng trở về.

Dũng ơi ! Bạn bè ghi lại những ḍng thơ  trên như một lời cuối ngậm ngùi . Hăy thật b́nh yên trên một vùng Thiên đàng nào đó nghe Dũng.

Đến đầu năm 1972 đă có những sự chuyển đổi trong nội bộ SĐ/TQLC.  Những anh chàng K22 đă vững vàng hơn bao giờ hết trong cương vị Đại đột trưởng / TQLC. Ở binh chủng này , Đại đội là đơn vị căn bản với quân số theo bản cấp số là 176 người. Vàng huy Liểu là ĐĐT / ĐĐ3/TĐ1. Nguyễn kim Chung và Nhân vẫn ở TĐ3. Ngô hửu Đức về TĐ7. Vỏ văn Xương đă rời Binh chủng về Bộ Binh. Nguyễn minh Trí,Đoàn văn Tịnh,Kiều công  Cự gom về TĐ9. Sau một thời gian lặn lội hành quân Đắc + Hạnh + Đức được Cục Quân Huấn gọi về Sài g̣n học Anh văn và sẳn sàng qua Mỹ học như đa số các bạn 22B : Nguyễn như Lâm, Diệp văn Xiếu, Lư hải Vinh, Nguyễn trọng Điền, Nguyễn Trần quốc Aí, Huỳnh kim Chung, Nguyễn hửu Cầu ... Chỉ có Nguyễn kim Chung là không có tên ..( không rơ lư do ), nhưng theo lời Chung nói lại th́ tại cái lư lịch. Pḥng An ninh của SĐ/TQLC cẩn thận quá  chăng nên cái cở BS Trương Th́n , trước đây theo phong trào phản chiến của Miên đức Thắng , đă bị loại ra khỏi binh chủng và phải lang thang t́m động hoa vàng ở trên xứ Thượng Pleiku . Nói cho cùng tại cái đất nước ta như thế. Cái ông già gân Trần văn Hương đă từng giữ chức vụ Đô trưởng Sài g̣n, Thủ tướng, Phó Tổng thống rồi Tổng thống mà vẫn có thằng con trai là Trần văn Giỏi, năm 1954, tập kết ra Bắc. Dương văn Minh là chủ tịch Hội đồng tướng lănh trong lần đảo chánh ông Diệm cũng có thằng em theo Cộng là Đ/Tá Dương văn Nhựt .. th́ Nguyễn kim Chung có nhằm nḥ ǵ đâu với một ông chú đi tập kết ra Bắc . Nhưng Chung vẫn kiên tŕ chứng tỏ lập trường Quốc gia và lư tưởng Tự do mà anh theo đuổi. Cho dù bị đưa đi học Rừng núi śnh lầy ở Dục mỹ, mang ba lô đi theo TĐP Lê bá B́nh và không  được giao cho  chức vụ chỉ huy lúc ban đầu,  Chung vẫn một ḷng, một dạ và cuối cùng được giao cho nhiệm vụ Trung đội trưởng kiêm Đại đội phó cho Đ/U Lê quí B́nh ( K19 ). Trong cuộc đón tiếp những chiến hửu TQLC tan tác từ chiến trường Hạ Lào trở về phải kể đến cái công lớn của Giang văn Nhân và Nguyễn kim Chung trong việc tổ chức và thiết lập những băi trực thăng đưa quân bạn về lại Khe Sanh . Bây giờ Chung là Hội trưởng Thủy Quân Lục Chiến tại Houston, Texas, đang cùng Thư kư Hội là Giang văn Nhân là những thành viên tích cực nhất trong việc  chuẩn bị cho Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Binh Chủng TQLC sẽ được tổ chức vào tháng 7/2004. Cặp bài trùng này luôn luôn sát cánh bên nhau.

Mùa khô năm 1972, quân CS đă mở ra ba mặt trận lớn tại An lộc, Kontum và Quảng Trị . Mặt trận vùng giới tuyến nổ ra quyết liệt và khủng khiếp ngay từ ban đầu. Tr/Đ 57/SĐ3 BB tân lập không giữ được tuyến đầu Gio linh để cho địch lùa xe tăng và bộ binh tràn qua cầu Hiền Lương tiến thẳng về phía Nam. Tr/Đ56/ SĐ3 của Phạm văn Đính đầu hàng giặc ở căn cứ hỏa lực Tân Lâm ( camp Carrol ) phía tây, BCH của tướng Giai đang đêm chuyển về cổ thành Quảng Tri. Lữ đoàn 258/TQLC của Đ/Tá Ngô văn Định gồng ḿnh chịu pháo tại Ái tử trấn giữ phía bắc và phía tây của thị xă Đông Hà. TĐ3/TQLC của Nhân và Chung đă phải răi quân một tuyến pḥng thủ khá dài từ Cam lộ đến Đông hà. Nhân lo mặt tây c̣n Chung bảo vệ mặt Bắc. Chung đă đưa một trung đội của Th/U Đổ minh Hải qua bờ bắc của sông Đông hà, thành phần ĐĐ3 c̣n lại trụ ở bên này cầu , nhưng thế giặc quá mạnh , đồng bào từ các vùng Gio linh chạy về là một trở ngại lớn cho lực lượng pḥng thủ.  Sau khi cầu Đông Hà đă được một toán công binh TQLC đặt ḿn giật sập , Cộng quân bị khựng lại xe tăng của chúng phải bọc về phía tây ở Cam lộ và phía đông ở Cửa Việt . Mặc dù được Thiết đoàn 20 với những chiến xa M48 tăng cường cùng với không quân VNCH gây khá nhiều tổn thất cho địch . Trận diệt tăng của TĐ6/TQLC và TĐ1/TQLC ở căn cứ Phượng Hoàng nhưng LĐ258 khó mà chống giữ  tuyến pḥng thủ phía Bắc. TĐ5 cuả Dương công Phó quyết không cho địch tràn ra QL1 gây bao thương cho dân lành trên Đại lộ kinh hoàng. ĐĐ4/TĐ9 của Nguyễn minh Trí đánh tan một lực lượng địch chốt kiền trên đỉnh đèo Trường Phước. ĐĐ3/ TĐ9 của Đoàn văn Tịnh  đốt cháy 7 chiếc T54 và PT76 của Cộng quân ngay tại cầu Bến đá trên QL1 để bảo vệ cho đồng bào tỵ nạn xuôi Nam an toàn. Và TĐ9/TQLC là đơn vị đoạn hậu của cuộc lui quân từ Quảng Trị và  cùng với TĐ2 trụ lại một cách vững chắc tại Tuyến pḥng thủ Mỹ Chánh.

Ở TĐ9/TQLC, Tịnh và Trí cũng là cặp bài trùng . Từ những ngày xuất quân đầu tiên của TĐ tân lập này tại Kampuchia, ĐĐ3 và ĐĐ4  đă làm cho Tr/Tá Nguyễn kim Đễ ( K16 ) bằng ḷng hết sức với trận giải tỏa đèo Pic Nil , trận tái chiếm Động Cù Mông trong cuộc hành quân Lam Sơn 810  ( tháng 5/1971 ) giải tỏa áp lực địch cho Tr/ Đ 1/SĐ1 BB của Tr/Tá Nguyễn phú Thọ ( K16 ) .Họ cũng là những cặp chân vàng trên sàn nhảy. Mỗi lần có party hay khao quân, cặp Trí hay Tịnh đều được mời ra ouvrir ball với nhịp điệu paso  rộn ràng. Bây giờ Trí đă nằm xuống tại vùng xứ lạnh Chicago v́ heart attack ngày 7/7/2003 để lại một vợ và hai con. C̣n Đoàn công tử cũng đă xây căn  nhà mới tại một thành phố miền Đông .

Trong cuộc phản công tái chiếm những vùng đất đă mất tại Quảng Trị , SĐ/TQLC là một trong những lực lượng chính. Toàn bộ SĐ dồn mọi nổ lực cho cuộc chiến . Một trận đánh đă đưa vào quân sử thế giới và đă đưa SĐ/TQLC là đơn vị hàng đầu của QLVNCH. Tướng Bùi thế Lân , không những   là nhà tham mưu tuyệt vời, mà là một cấp chỉ huy được tin cậy với những quyết định khôn ngoan , sáng suốt, kể cả chấp nhận những rủi may khi cần thiết. Như  cuộc đổ bộ bằng những chiếc Chinook CH46 và CH53 của Marines Mỹ vào quận Triệu Phong của TĐ1 /TQLC do Tr/Tá Nguyễn đăng Ḥa chỉ huy , nhằm mục đích cắt đứt đường tiếp vận và chuyển quân của địch vào Cổ thành Quảng trị  cách 2km vế phía tây nam. . Cuộc đổ quân bị thiệt hại đáng kể ngay từ lúc đầu, tướng Lân được triệu về dinh Độc lập để thuyết tŕnh cho Hội đồng An ninh  về cuộc đổ quân.  Cánh đồng Triệu phong trở thành một băi chiến trường khốc liệt và đẩm máu. Xe tăng và bộ binh của giặc quần thảo với bộ binh của ta. Những chiếc Cobra của Mỹ được dịp săn đuổi và tung hoành  như những con diều hâu hung dữ . TĐT bị thương ngay khi vừa rời trực thăng. TĐP Nguyễn cao Nghiêm (K20 ) đă điều động đơn vị một cách xuất sắc. Những chiến sỉ Quái Điểu đă bị tan tác lúc ban đầu, nhưng họ đă tác chiến với kỷ thuật cá nhân và liền sau đó các con chim đầu đàn như Bùi Bồn ( K21 ), Trần quang Duật ( K21 ), Vàng huy Liễu ( K22 ) và Trịnh văn Thềm  đă gom quân và được điều động tiến chiếm những mục tiêu Bích la Nam, bờ sông Vĩnh Định, An lộng, Bồ liêu và quận đường Triệu phong. TĐ1 /TQLC đă làm chủ chiến trường , đă quậy nát hậu phương địch và quyết tâm cắt đứt cái yết hầu của bọn chúng. Sau đó  bắt tay với TĐ2 /TQLC từ cầu Ba Bến tiến lên. Quân CS Bắc việt lồng lộn lên là phải. Chúng dùng mọi phương tiên để nhổ cái gai đang gây ngức nhối trong mắt. Nhưng đâu có dễ ǵ ! Cái gọng kềm của LĐ147 ở phía đông bắc đă bắt đầu siết dần lại. Vàng huy Liểu đă đánh một trận đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp và đúng như lời của Th/Tá Nguyễn cao Nghiêm :Đáng khen nhất là ĐĐ3 . Tôi chọn Liễu v́ Liễu là một Sỉ quan rất gan dạ, rất b́nh tĩnh trước mọi t́nh huống. Phải được xứng đáng thăng cấp ngay sau đó , chứ không phải đợi đến lúc tấn công Ty Cảnh Sát Quảng Trị sau này với hai cấp một lượt là Đại Uùy nhiệm chức và Đại úy thực thụ. Lời khen đó không có ǵ là quá đáng. Bởi v́ Liểu là Sỉ quan có Trách nhiệm và Danh dự. Những ngày sau cùng của cuộc chiến , vợ của Liểu đưa các con ra Vũng Tàu để t́m đường ra đi. Liểu đă sắp xếp chuyến đi cho gia đ́nh  xong và quyết định ở lại cùng đơn vị cho đến cuối cùng . Liểu đă gặp lại gia đ́nh như một phần thưởng từ một Đấng rất cao. Rồi được bảo lănh qua Mỹ bởi một nông trại ở tiểu bang Floria. Theo lời Nguyễn như Lâm kể lại  th́ hằng ngày phải đi chăn ḅ, vắt sửa ḅ.. Gia đ́nh sống trong một cái trailer , vợ lại đang có bầu đứa thứ ba. Chẳng biết làm sao trong cái trang trại rộng thênh thang đó. Cũng may bên ngoài c̣n có Lư hải Vinh, Mai vĩnh Phu, Nguyễn như Lâm ,..sắp xếp và đưa gia đ́nh Liểu ra khỏi cái trang trại nuôi ḅ  và  bây giờ cùng với gia đ́nh đang ở cái mủi tàu Florida với Lê văn Ven, Lương Lang,..

Chúng ta hăy trở lại với mặt trận Cổ thành Quảng Trị , v́ chiến trận bùng lên một cách quyết liệt khi SĐ/TQLC thay thế cho SĐ/ND và Liên đoàn BK 81 vào ngày 27/7/1972.

Giang văn Nhân và Nguyễn kim Chung rời Bịnh viện Lê hửu Sanh để trở lại cuộc chiến. Chung trở lại vùng hành quân ngày 7/9/72 và nhận lịnh của Th/Tá Nguyễn văn Cảnh (K16 ) thay cho Đ/U  Ph?m tu?n Anh ( ĐĐ1/TĐ3) bị thương ở Hội Yên , sẳn sàng thay thế cho TĐ5 Dù ở Qui Thiện. Người hướng dẫn Chung vào trám tuyến lại là Trương văn Uùt ( Uùt  Bạch Lan ) thuộc Biệt kích 81. Uùt đă dặn Chung : Mầy phải cẩn thận đó nghe. Khi qua khỏi Tri Bưu th́ gặp Điền minh Xuyến ( TĐ5 ND ) cũng đang được tải thương ra ngoài.

C̣n Giang văn Nhân th́ đă có mặt tại vùng hành quân vào ngày 27/8/72 hoán đổi vị trí cho ĐĐ1/TĐ8 của Đ/U Bùi phúc Lộc. TĐ3/TQLC là nổ lực chính của LĐ147 tấn chiếm phía đông bắc của Cổ Thành. ĐĐ2 của Nhân , mặc cho những thương vong cao, vẫn ĺ lợm  bám sát và lấn chiếm từng tất đất trong cổ thành. Trong quyển Hồi Kư : Người lính tổng trừ bị ,sắp được phát hành,  Nhân đă ghi lại cái ngày vinh quang đó : Sau gần 24 giờ chiến đấu không ngừng nghĩ , những người lính của ĐĐ2/TĐ3 /TQLC đă dựng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ lên cổng thành Cửa Tả vào mờ sáng ngày 16/9/1972. Tr/S Trương văn Hai, trung đội phó 22 đă hy sinh trong giây phút hào hùng đó. Nhưng lịch sử của cuộc chiến phải được viết bằng những ḍng chữ chân thật, thẳng thắn và rơ ràng đậm nét. Và đó cũng là điều mà cái anh chàng Đ/U trẻ tuổi, trắng trẻo, đẹp trai  Giang văn Nhân mong muốn . Nhân là một Sỉ quan đa hiệu, đa năng. Anh vẽ đẹp và thích khắc những tác phẩm nho nhỏ để trên bàn, Nhân cũng là người viết khỏe và viết nhiều. Anh là người bao giàn  Bản tin của Khóa 22 và Bản tin của Hội TQLC ở Houston, mặc dầu vừa đậu Tú tài 2 là cậu Nhân t́nh nguyện vào Trường Vỏ Bị.

Năm 1973 bắt đầu bằng cuộc ngưng bắn da beo 27/1/73 với ngững trận đánh vào giờ thứ 25, những trận đánh dành dân lấn đất. Những hàng rào concertinat nằm vắt ngang qua những đụn cát trắng từ băi biển Mỹ thủy, qua Bích la, Vĩnh Định vào đến Tích tường , Như lệ ..TQLC đă trở thành một loại Địa phương quân nằm giữ đất, cho đến những ngày sụp đổ hoàn toàn của chế độ VNCH vào ngày 30/4/1975.
 

Khóa 22 t́nh nguyện về Binh chủng TQLC 22 người. Tính đến hôm nay th́ có
- 5 người đă hy sinh là Nguyễn tri Nam, Bùi ngọc Dũng, Đào duy Chàng, Nguyễn văn Hào  Nguyễn văn Bài.
-  2 người bị thương ,giă từ vũ khí : Lê văn Lệ, Nguyễn trúc Tuyền.
- 3 người rời binh chủng để chuẩn bị du học Mỹ là : Lê viết Đắc + Hùynh văn  Đức + Tôn hửu Hạnh.
- 1 người ra Bộ binh là Vỏ văn Xương .
- 1 người bị bắt làm tù binh năm 1971 là Lê tấn Phương .
- 1 người đă chết khi đang định cư ở Hoa kỳ là Nguyễn minh Trí.
Hiện có 11 người  đang sống tại các tiểu bang của Mỹ : Giang văn Nhân,  Nguyễn kim Chung  ( Texas ), Ngô hửu Đức ( New York ), Đoàn văn Tịnh ( Goerghia),  Vàng huy Liểu ( Florida ), Huỳnh vinh Quang, Kiều công Cự, Lê viết Đắc, Dương công Phó, Nguyễn định Ninh, Lê tấn Phương  (California ) .

Anaheim  3/3/2004.