TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

Từng bước Mẹ đi vào đời  

 

       Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

       Khó đi Mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, Mẹ đi trường đời.

                        Đây là những câu ca dao của các bà mẹ ngày xưa thường ru con ngủ. 

        Ba tôi là một viên chức Hành chánh từ đời Pháp đến thời đệ I và đệ II Cộng Ḥa. Quan niệm người xưa có đông con là tốt, ba mẹ tôi lấy làm hănh diện điều nầy, chúng tôi có 12 anh chị em. Khi đi chúc Tết hay ai hỏi đến con cái, ông bà bắt chúng tôi xếp hàng theo lớn nhỏ tŕnh diện, ông bà vui vẻ khi thấy chúng tôi đứng thành h́nh ṿng cung v́ đứng thẳng hàng không đủ chỗ. Ba mẹ tôi nuôi con theo xưa, ít cho giao thiệp bạn bè bên ngoài, trừ khi ở trường học. Nhất là con gái phải "Sống kín cổng cao tường". Đến khi trưởng thành tôi quen lối sống ấy nên không am tường sự việc ngoài đời, nói đúng ra tôi c̣n có vẻ khờ hơn chị em cùng lứa tuổi, có lẽ chồng tôi khi gặp tôi "thương ngay" v́ điểm nầy. Đến khi lập gia đ́nh với anh, anh ít khi để tôi đi đâu một ḿnh hay giao thiệp rộng lớn, trừ khi anh bận đi hành quân. 

Gần cuối tháng 4 năm 1975 t́nh h́nh ở Saigon và các vùng lân cận rất lộn xộn, chồng tôi đang bận hành quân ở xa, ba tôi khuyên mẹ con tôi về ở chung nhà với gia đ́nh, ngại chúng tôi đơn chiếc trong cư xá của doanh trại, con gái tôi lúc đó vừa lên 5 tuổi.

Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 doanh trại bị chiếm, chồng tôi bị bắt làm tù binh tại mặt trận. Ba tôi đau buồn cho số phận đất nước, phần lo âu về gia đ́nh, hai tuần sau đă qua đời đột ngột v́ tai biến mạch máu năo. Sau những tháng khóc chồng và khóc cha, tôi dần dần b́nh tâm trở lại, tôi nghĩ tôi phải phấn đấu để tồn tại và c̣n trách nhiệm thay chồng nuôi con.

Ông "Frère" Hiệu trưởng trường Taberd Sàig̣n rất thân với Ba mẹ tôi, khi nghe tôi muốn đi dạy học, ông thông cảm và ghi tên tôi vào danh sách giáo viên. Tôi được học lớp "nghiệp vụ chính trị" trong 2 tháng hè. Niên học đó tôi trở thành giáo viên của Trường, ngoại trừ các "Frère" của nhà ḍng, các giáo viên đều là người của "chế độ cũ"

Mỗi tháng ngoài đồng lương ít ỏi, chúng tôi được lănh thêm "Nhu yếu phẩm". Lần đầu tiên tôi lănh cây thuốc lá và vài món khác, tôi ngạc nhiên tự hỏi sao cho đàn bà thuốc lá, lúc đó các thầy cô vui vẻ nói với nhau, đem thuốc lá bán được nhiều tiền hơn. Bây giờ tôi mới hiểu họ bán các nhu yếu phẩm hầu kiếm thêm thu nhập cho gia đ́nh. .

Tôi nghĩ ḿnh nên bắt chước họ, khi ra về tôi đạp xe qua khỏi cầu Thị Nghè thấy hai bà bán thuốc lá lẻ gần nhau, tôi đạp xe chầm chậm nh́n mặt người nào hiền hơn, tự nhiên tôi thấy ngượng quá, đây là lần đầu tiên tôi lấy vật dụng trong nhà ra bán, tôi tưởng như mọi người đều nh́n tôi cười chế giễu...Tôi không ngừng lại, nhưng vừa đạp đi vừa suy nghĩ, tôi phải tập sống giống mọi người, tôi liền quay xe trở lại, tôi không dám nh́n ai, tôi có cảm giác như mặt đỏ bừng khi tôi hỏi giá thuốc lá, bà bán cho biết tôi vội bán ngay không so đo ǵ cả. Sự thật tôi đâu có biết cây thuốc lá giá bao nhiêu. Trên đường về người tôi nhẹ nhơm như thoát của nợ và mừng có thêm ít tiền. Mấy tháng sau tôi đều bán nhu yếu phẩm nhưng chưa dạn dĩ lắm.

Cuối 1979, Năm đầu tiên nhà nước cho phép các gia đ́nh đi ra Bắc thăm thân nhân "học tập cải tạo." Tôi liền đến Phường để nộp đơn. Cô Công An cho biết tôi chưa đủ tiêu chuẩn để thăm, tôi hỏi lư do, cô trả lời:

- Đó là việc bên trong của Phường chị không được biết.

Tôi nhớ lại lời bạn bè dặn khi bị họ làm khó ḿnh phải chịu lo lót.

Tôi do dự v́ không biết được việc hay bị trở mặt bắt về tội hối lộ đây, nhưng t́nh thương chồng giúp tôi giải quyết mau chóng, không may tôi mang tội hối lộ chỉ ở tù vài tháng thôi, nếu được thăm nuôi chồng tôi có thức ăn bồi bổ sức khỏe hầu kéo dài cuộc sống tù đày. Tôi rụt rè đến gần cô nói khẽ:

- Cô vui ḷng giúp tôi, tôi chẳng quên ơn cô.

- Ngày mai chị trở lại đây.

Ngày sau tôi đến và đưa cho cô Công An một bao thơ, trong đó có một số tiền. Vài phút sau cô trả lời với tôi.

- Chị chờ thời gian nữa sẽ được chấp thuận.

Tôi hiểu ư ngay liền nói với cô:

- Đây là quà tôi cho các con cô ăn bánh, phần cô tôi sẽ nhớ ơn riêng. Lúc đó cô mới dặn tôi ngày mai lên Quận gặp cô P sẽ kư đơn .

Lần đầu Mẹ con tôi ra Bắc thăm nuôi chồng. Xe lửa ngừng ở các ga đón khách, một số bà, các người buôn, kể cả vài lính bộ đội họ đă mua nhiều món hàng từ trong Nam, họ bán lại lời đáng kể. Bây giờ tôi mới hiểu kiếm tiền cho cuộc sống là cả một vấn đề đấu tranh, phải dạn dĩ và lanh lợi, mua bán trốn thuế như thế mới có lời nhiều. Các bà theo chuyến trở về Nam, mang các thổ sản ngoài Bắc về Sàig̣n bán lại. Họ bù đủ tiền vé xe lửa và chi phí trong lần đi thăm nuôi chồng. Tuy nhiên có trường hợp bị Công An Kiểm Soát tịch thu làm mất cả vốn lẫn lời.

Lần thứ nh́ tôi vẫn không học hỏi được ǵ trong việc mua bán. Tôi nhát gan quá nghĩ nhân viên Kiểm Soát nh́n mặt tôi là nghi ngay, lỡ bị tịch thu hàng hóa mất hết vốn liếng chắc tôi chết mất. Chuyến trở về Nam thấy các bà mua sữa hộp, tôi bắt chước mua 10 hộp thôi, mua nhiều sợ dấu không kỹ, vậy mà tôi vẫn run khi mấy Kiểm Soát Viên đi ngang. Đến trạm kế tiếp giá sữa cao hơn tôi bán ngay, mong cho thoát khỏi cảnh phập phồng lo lắng. Người bộ đội trẻ ngồi đối diện tôi mỉm cười, có lẽ thấy tôi mua bán vụng về.Mấy trạm sau có người hỏi tôi mua giá sữa cao hơn, tôi lắc đầu không có. Người bộ đội nói nhỏ như chọc quê tôi "bán mất rồi". Lúc đó tôi vừa mắc cỡ vừa nh́n con tôi, tự nghĩ sao ḿnh khờ quá, đi trên chuyến xe lửa 3 ngày 2 đêm có mấy hộp sữa mà bán không xong, làm sao đùm bọc con trong thời buổi khó khăn nầy. Người bộ đội biết tôi không phải đi mua bán, chắc đi thăm nuôi chồng ở tù cải tạo ngoài Bắc. Anh ta nh́n tôi không có ác cảm v́ tôi ăn mặc đơn sơ và khép nép như muốn trốn tránh mọi người. Anh ta hỏi: - Có phải chị đi thăm nuôi chồng không?

- Vâng.

- Thế chồng chị làm chức ǵ?

- Đại úy (tôi không dám nói cấp bậc thật)

- Thế sướng nhỉ, trong nhà chắc có xe gắn máy

- Vâng

Tôi trả lời ngắn gọn và nhỏ tiếng.

Từ đó đến lúc về Saig̣n anh ta không nói ǵ với tôi nữa. Về nhà tôi khoe với mẹ tôi chuyện bán sữa kiếm lời, mẹ tôi khuyên: - Gia đ́nh ḿnh từ xưa không có ai trong nghề mua bán, con không quen đâu, phải có người dẫn dắt lúc đầu, c̣n đem hàng ra Bắc bán, phải có mối lái th́ mới có lời. Lần sau con đi thăm nuôi mẹ sẽ phụ thêm, đừng bắt chước người ta mua bán ǵ nữa vào những lần sau.
Lần đầu tiên tôi nhận được quà của em tôi, em chồng và các bạn bè cùng binh chủng với chồng tôi ở nước ngoài gởi về giúp đỡ. Tôi lựa những món hàng xa xỉ đem ra "chợ trời" ở Chợ cũ, đến gian hàng đầu tiên là tôi bán ngay, về nhà ai cũng cười tôi sao bán rẻ quá. Dần dần tôi dạn dĩ hơn, một người bạn của chồng tôi là Bác sĩ cùng binh chủng, nhờ người bạn đi về nước chuyển
cho tôi hai chỉ vàng, tôi đến tiệm vàng bán tỉnh bơ.

Trở lại vấn đề làm việc của tôi, sau niên học đầu tiên của buổi giao thời, nhân viên trường Taberd bị thay đổi hoàn toàn, từ Hiệu Trưởng đến Giáo Viên đều là cán bộ ngoài Bắc vào thay thế. Chúng tôi bị thuyên chuyển về dạy ở Khu Kinh tế mới B́nh Chánh, nghe ba chữ Kinh tế mới tôi đă ớn lạnh rồi. Tôi đâu nỡ đem con tôi theo đến chỗ cực khổ đó. Tôi cũng không đành để con tôi xa mẹ ở lại với bà ngoại. Mẹ tôi lo lắng khuyên tôi nghỉ dạy, ở Kinh tế mới sợ tôi sống không nỗi. Tôi có ư định đi bán vàng như một số bà, mẹ tôi liền ngăn cản và nhắc lại: - Con nhút nhát không thể làm nghề này, lỡ con bị bắt con bé khổ hơn. Mẹ sẽ năn nỉ anh họ con đang làm Giám đốc một xí nghiệp đem con vào làm việc. Anh ta là cháu của mẹ tôi. Cha anh mất sớm trước khi anh đi tập kết ra Bắc. Ba mẹ tôi thường giúp đỡ tiền bạc cho gia đ́nh anh lúc khó khăn. Nhớ ơn nghĩa nầy khi anh vào Nam thỉnh thoảng anh đến thăm mẹ tôi. Tôi luôn tránh anh ấy. Tôi nghĩ rằng v́ có anh ấy vào đây tôi mới mất cha và chồng đang bị tù đày, nhưng bây giờ tôi như người sắp chết đuối vớ được tấm ván nào gần nhất, cứ bám đến đâu hay đến đó. Anh đem tôi vào làm thư kư Kế Toán Tài Chánh của Xí Nghiệp Xây Dựng. Trong văn pḥng ngoài Kế Toán Trưởng là cán bộ đứng tuổi, c̣n tất cả là nhân viên cũ của một Công Ty Pháp, nay bị tịch thu, Quốc doanh hóa. Kế toán Trưởng thường xuống nhà máy ở Biên Ḥa nên chúng tôi làm việc thoải mái hơn. Thỉnh thoảng các bác nhân viên c̣n tiếc về quá khứ, kể đi kể lại cuộc sống gia đ́nh bác với đồng hương trước kia. Buổi ăn trưa của chúng tôi do xí nghiệp đài thọ theo thông lệ trước 75.

Một bác đông con thường đến bàn tôi xin đồ ăn để bác ăn thật no, hầu buổi chiều đỡ phần cơm của gia đ́nh. Bác không màng mọi người nh́n bác. Mỗi lần như vậy, tôi thấy chua xót trong ḷng. Bây giờ mọi người mới thấm thía cảnh nước mất nhà tan. Người đói khổ. Kẻ lưu đày. Gia đ́nh ly tán. V́ đàn con cha mẹ làm được tất cả mọi việc. Tôi không khác ǵ bác, tại sao tôi phải 'vâng, dạ' với kẻ thù. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng làm việc tốt, mong làm được lâu dài để có tiền nuôi chồng con . Ngoài ra mỗi lần đi họp ở phường, khóm, cán bộ địa phương thường nói vợ ở ngoài làm việc đàng hoàng có chồng đang 'học tập cải tạo' sẽ mau được trả tự do về nhà...

Tôi làm việc được chín tháng, một hôm người anh họ đưa mẫu đơn xin chuyển sở làm cho tôi kư. Anh nói tôi sắp bị đuổi việc v́ lư do lư lịch. Anh không che chở được. Anh sẽ giới thiệu tôi qua làm việc ở Xí Nghiệp khác do bạn anh làm Giám Đốc.

Sau đó tôi sang xí nghiệp mới làm Kế Toán Vật Tư. Tôi buồn tủi phải nhờ cậy những người mà ḿnh không thích. Tôi tự trách ḿnh không giỏi như các bà khác để đi buôn bán, khiến tôi bắt đầu bi quan cuộc sống. Nhân viên văn pḥng nầy phần đông là thanh niên trẻ phụ trách mua và giao hàng cho nhà máy. Mỗi lần đi về là đùa giỡn. Trưởng pḥng c̣n quá trẻ đi vắng luôn, khi về vừa đi vừa ca hát và hỏi giấy tờ không kể giờ nghỉ trưa, nên tôi không nể nang và ít chuyện tṛ với ai.

Làm việc được 2 tháng, một buổi chiều vừa đẩy xe vào nhà, tôi nghe tiếng nổ lớn, tôi lật đật chạy lên lầu thấy em trai tôi đang bồng con tôi chạy xuống và cô em gái hấp tấp chở hai cậu cháu đi nhà thương. Mẹ tôi kể con tôi dại dột lấy cây lau nhà khều dây điện cao thế sát gần lan can sân thượng. Dây điện chạm nổ làm phỏng da ở cườm tay và sức ép đẩy ngược con tôi văng vào trong. Tôi vừa khóc vừa đi theo vào nhà thương Nguyễn Văn Học. Sau khi được chữa trị cấp cứu thời con tôi nằm pḥng hồi sức đêm đó. Tôi và cô em nóng ḷng không về nhà, nằm suốt đêm ngoài sân sát cửa sổ pḥng.

Sáng hôm sau em gái tôi ở lại theo dơi cháu, tôi vào xí nghiệp xin nghỉ một tuần. Vừa đến cửa văn pḥng gặp bạn đồng nghiệp nói ông Giám đốc muốn gặp tôi. Tôi xin lỗi ông tôi đến trễ v́ con tôi bị tai nạn, ông nói:

- Chị về lo cho con  đi và làm  hết tháng nầy nghỉ việc.

Tôi choáng váng khi nghe tin, nhưng trấn tĩnh lại được v́ lúc nầy không có ǵ quan trọng hơn là nỗi lo âu về con tôi.

Tôi chán nản đến nỗi không màng hỏi lư do. Tôi vội vă trở vào nhà thương xem thần kinh con tôi có ổn định hay không. Sáng nay con tôi được nằm pḥng ngoài. Tôi hỏi thử cháu vài câu chuyện. Cháu nhớ và trả lời rơ ràng. Tôi rất mừng. Sau bảy ngày phép tôi trở lại làm việc . Ban ngày các em tôi thay nhau vào thay săn sóc cháu. Chiều tôi đi làm về vào bệnh viện đến sáng hôm sau. Lúc nầy, tôi đi làm với một tâm trạng nặng nề. Tấm ván mà tôi đang ôm khi sắp chết đuối, bây giờ sắp vuột khỏi tay tôi. Tôi làm sao đây trong khi chồng con đang cần tôi. Tôi muốn nghỉ làm việc ngay để không c̣n thấy mặt họ nữa, nhưng làm một tháng cũng có một tháng lương. Tôi mệt mỏi từ tinh thần đến thể xác. Quá buồn tôi không báo với người anh họ biết, tôi sắp bị thôi việc. Tôi không muốn dính dáng đến họ nữa. Sau nầy người anh nói với mẹ tôi, họ cho biết lư lịch của tôi nặng quá, chẳng những chồng mà cả cha nữa đều là "đại ngụy"

Sau ba tuần lễ nằm nhà thương, con tôi được về nhà. Thỉnh thoảng trở vào nhà thương để thay băng vết thương và mỗi sáng đi tập vật lư trị liệu. Đến 9 tháng sau, tay con tôi cử động lại b́nh thường. Khi nghỉ việc tôi t́m được chỗ lănh quần áo về may gia công, nhưng được một thời gian tiệm bị dẹp luôn.

Sau 30-4-1975 gia đ́nh tôi bị nhiều khó khăn với Phường Khóm. Thỉnh thoảng ban đêm Công An khu vực bất thần khám xét nhà. Họ cố t́m ra một lỗi lầm mục đích để tịch thu nhà cửa. Cố chịu đựng được mấy năm, mẹ tôi đau ḷng lắm đành "bán lén" căn nhà với giá rẻ mạt. Căn nhà mà ba tôi bỏ công coi xây cất theo ư ḿnh. Căn nhà của tổ ấm t́nh thương và hạnh phúc gia đ́nh tôi trước ngày u ám đó.

Tôi âm thầm t́m mua được cho mẹ tôi một căn nhà trong cư xá ở khu vực ngoại ô. Ở đây phần đông các gia đ́nh là nhân viên của "chế độ cũ". Họ cùng hoàn cảnh như ḿnh nên dễ thông cảm nhau hơn. Hy vọng nơi cư trú mới gia đ́nh tôi không bị Công An Khu Vực để ư nữa. May mắn tôi cũng sang được một căn nhà trên lầu sát nhà mẹ tôi với giá rẻ v́ chủ muốn đi vượt biên. Tôi hy vọng rằng ngày nào chồng tôi trở về chúng tôi có một tổ ấm riêng, không ở chung đụng với đại gia đ́nh đông đúc.

Sau đó con tôi bị sốt xuất huyết phải nằm nhà thương Nhi Đồng I, tức bệnh viện Grall cũ. Nhà thương nầy bây giờ xuống cấp và thiếu vệ sinh, không đủ chỗ nằm. Hai bệnh nhân nằm chung một giường ngược đầu nhau để vô nước biển. Mỗi chiều em tôi vào thay cho tôi về nhà tắm rửa và tiếp tế đồ đạc cần thiết. Bao ngày mất ngủ v́ phải thức canh chừng con. Tôi mệt quá. Có khi trở vào nhà thương với túi đồ nặng nề để ở giỏ xe, tôi đạp không nổi phải dẫn đi bộ. Tôi nh́n mọi người như t́m sự thông cảm, nhưng có ai để ư đến tôi đâu. Mọi người đều vội vă trở về nhà, sau một ngày làm việc mệt nhọc. Tôi cắn răng chịu đựng không dám than thở với mẹ và các em, v́ gia đ́nh đă chia xẻ cho tôi quá nhiều rồi. Con tôi hết bịnh đến tôi đau nặng v́ kiệt sức.

Trong thời gian nầy thành phố phải xài điện tiết kiệm, nên đá cục bán rất hiếm. Tôi bắt chước một số người mua tủ lạnh làm đá và mướn người quen gắn cho sợi dây điện "lậu" không vào đồng hồ điện. 4 giờ sáng tôi dậy, lấy đá bỏ vào bao bố; 5 giờ có người mua mối đến lấy. Tôi phải giao đá khi trời c̣n tối để hàng xóm không để ư. Thời gian sau Công An phát hiện phạt tiền nặng. Tôi sợ quá đành dẹp nghề. Mẹ tôi khuyên tôi đừng đi t́m việc làm nữa, ở nhà đi chợ nấu cơm thế cho mẹ lo cho các em, v́ lúc nầy hai em trai tôi ở nước ngoài thường gởi tiền về cho bà. Hằng tháng mẹ tôi đưa tiền chợ để tôi lo việc ăn uống và thay mẹ quán xuyến mọi việc trong hai nhà.

Từ ngày chồng tôi đi tù, tôi là mẹ, c̣n là cha, là bạn của con tôi nữa. Thỉnh thoảng tôi chở con tôi đi giải trí. Ngày Tết con tôi cũng có quần áo mới, tuy không bằng bạn bè. Tôi không để con tôi thua xa quá sợ cháu tủi thân đâm ra bi quan trong cuộc sống, mặc dù tôi rất hà tiện. Mỗi lần đi chợ tôi tránh không đi ngang qua trường con tôi, sợ cháu mắc cỡ với bạn bè v́ tôi đội nón lá và ăn mặc xềnh xoàng. Khi con tôi c̣n nhỏ, tôi soạn quần áo cũ của tôi thời trước, cắt sửa lại may cho cháu đi học. Có khi tôi may những khúc vải thừa, ráp thành áo. Con tôi ngoan và học giỏi. Khi cháu lên cấp 2, tuổi bắt đầu hiểu biết, tôi thường nhắc nhở:

-Con phải biết hoàn cảnh của ba mẹ bây giờ là công dân thấp nhất trong xă hội nầy, nhất là ba con đang ở tù .

Phương cách duy nhất để con vươn lên là phải ráng học thành đạt. Tháng nào cháu không đạt kết quả tốt, tôi nghiêm khắc la rầy. Mỗi lần như thế tôi đau ḷng lắm, nhưng tôi muốn con tôi sau nầy phải thoát khỏi cuộc sống đen tối như chúng tôi hiện nay.

Cuối cấp 2 học sinh thi đậu tốt nghiệp mới được thi vào học cấp ba. Con tôi thi đậu với số điểm cao được tuyển thẳng vào cấp 3 khỏi phải thi nữa. Tôi sung sướng và hănh diện ngẩng mặt lên nh́n mọi người.

Năm 1983 chồng tôi và một số bạn tù được chuyển vào Nam ở Trại Z30A Long Khánh. Từ đó hai mẹ con tôi mỗi tháng được thăm nuôi anh một lần.

Một hôm trong khi chờ đến giờ chồng tôi ra, tôi bị mời lên pḥng Cán bộ. Họ hỏi tôi nhà nước đối với tù binh như vậy có tốt không...Tôi không thể trả lời câu ǵ hơn là "Tốt". Họ hăm dọa tôi:

- Chị biết như vậy phải sống cho tốt, phường, khóm luôn theo dơi chị...

Tôi ra khỏi pḥng ḷng thắc mắc có chuyện ǵ đây, liệu tôi c̣n được b́nh yên để nuôi con không.

Tôi thấy người run rẩy, đầu óc choáng váng, nhưng tôi cố làm tỉnh để dấu con. Đến khi gặp chồng, anh kể cho tôi biết có một anh bạn cùng pḥng hỏi địa chỉ nhà tôi. Vợ ông muốn nhờ tôi đem quà lên cho ông, v́ bà đông con bận rộn ít đi thăm nuôi. Trong thơ ông ghi địa chỉ nhà tôi và c̣n nói rơ chức vụ trước của chồng tôi nữa. Không may thư không đến tay vợ ông mà Cán bộ bắt được. Kết quả ông bị cùm 1 tuần lễ.

Về nhà tôi sợ quá lấy tất cả thơ của vợ chồng tôi gởi cho nhau từ ngày anh đi tù, tôi đốt hết. Lần đầu tiên tôi thăm anh ở Long Khánh anh đưa cho tôi một xấp thơ dầy của tôi gởi cho anh. Anh nói mỗi lần chuyển trại anh bỏ bớt đồ đạc để đi cho dễ dàng v́ bị c̣ng, nhưng những lá thơ nầy anh luôn cất giữ bên ḿnh. Anh xem như những lá bùa hộ mạng để anh vượt qua được những khổ nhục trong tù.

Đến ngày 28 Tết năm 1988 chồng tôi được thả về nhà, lúc đó con tôi sắp thi tốt nghiệp cấp 3. Lúc đầu chồng tôi và các bạn tin tưởng vào những năm tháng dài hạn "tù cải tạo" của ḿnh sẽ được ưu tiên gọi đi Mỹ theo diện H.O, nhưng chờ măi không thấy đến phiên. Anh bắt đầu sốt ruột, thường đến nhà bạn bè để theo dơi tin tức và đôi khi nằm thở ra chán nản. Thương anh, hằng đêm khi hai cha con yên giấc tôi ra pḥng khách quỳ dưới h́nh Chúa cầu nguyện và lần chuỗi (Tấm h́nh Chúa Kitô mà ba tôi treo trong pḥng tôi lúc tôi c̣n con gái, lúc lấy chồng, tôi mang theo, nay vẫn mang qua Mỹ khi đi định cư H.O )

Do lo lắng nhiều vấn đề trong thời gian dài, bỗng nhiên tôi không ăn ngủ được và thỉnh thoảng lên cơn mệt. Sức khỏe tôi yếu dần, tôi phải nằm nhà thương điều trị với chứng bịnh "suy nhược thần kinh"

Cuối cùng Chúa đă nhận lời cầu nguyện của chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng tốn ít tiền nhờ người quen giúp đỡ như một số gia đ́nh khác. Chúng tôi không được bán nhà mà phải làm giấy "hiến" cho nhà nước.

Đến ngày đi trước hai tiếng đồng hồ, một nhân viên nhà đất đến kiểm lại nhà của chúng tôi. Khi thấy đầy đủ bảo chúng tôi đem hành lư ra ngoài để họ niêm phong. Sau đó họ mới đưa cho chúng tôi giấy tờ.

Thế là gia đ́nh chúng tôi sắp tránh được cuộc sống phập phồng lo sợ và tương lai đen tối, nhưng không khỏi bùi ngùi nh́n lại mảnh đất quê hương. Mảnh đất được vun bồi bởi bao nhiêu xương máu của tổ tiên và các chiến sĩ anh hùng đă đem ấm no cho dân tộc. Bây giờ bị dày xéo bởi bàn chân kẻ thù. Mặc dầu mẹ và các chị em tôi hằng mong đợi gia đ́nh tôi được xuất cảnh, nhưng khi từ giă không ai cầm được nước mắt. Những bàn tay vẫy chào đến khi chúng tôi khuất bóng cùng với những giọt lệ tuôn rơi. Tôi mím chặt đôi môi để không buông ra tiếng khóc nức nở.

Để đánh đổi một cuộc sống tự do, b́nh đẳng không phải dễ, chúng ta phải trả một giá rất cao. Khi máy bay cất cánh, lúc đó chúng tôi thật sự biết ḿnh được cởi cái ách ra khỏi cổ mà chúng tôi phải đeo vào từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Cám ơn tất cả ân nhân đă từng giúp đỡ chúng tôi.

IA City, ngày 1 tháng 12-2008

Người Bàu Trai.

 

 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com