TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

             

 TĐ3 TQLC, chuyện xa xưa.

  

                                                                          Đ.S Ngô Văn Định

  

Theo tài liệu của pḥng Cố Vấn Trưởng cho Binh Chủng TQLC/VN  Tiểu Đoàn thứ 3 được thành lập vào tháng 5 năm 1959

Sáng ngày 14 tháng 3 năm 2006 người viết có điện thoại hỏi Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Ông cho biết chắc chắn là TĐ3 được thành lập năm 1959. Ông c̣n nói thêm là năm 1957 Đại Úy Khang đang chỉ huy TĐ2 ở Cam Ranh. Ông nói dữ kiện ngảy thành lập được Cố Vấn Sư Đoàn ghi “Tiểu Đoàn thứ 3 được thành lập năm 1959” là đúng (Đại Tá Tôn Thất Soạn cũng cho biết thành lập TĐ3 năm 1959 là chính xác)

TĐ3 được Đaị Úy Lê Nguyên Khang thành lập và giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn này. Thời điểm thành lập Tiểu Đoàn thứ 3 cũng là thời điểm TQLC được chấp thuận mang huy hiệu gần giống như huy hiệu của TQLC Hoa Kỳ. Quân phục ngụy trang tuy đă cấp phát nhưng kể từ khi Tiểu Đoàn 3 được thành lập mới được chính thức chấp thuận là quân phục tác chiến của Thủy Quân Lục Chiến.

Đề cập tới quân phục ngụy trang của Binh chủng, chúng ta cũng nên biết xuất xứ của tiến tŕnh này. Đầu năm 1957, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu trưởng pḥng Tâm Lư Chiến Liên Đoàn được Thiếu Tá Lê Như Hùng Chỉ huy trưởng TQLC chỉ thị cho Pḥng Tâm Lư Chiến nghiên cứu và vẽ 4 mẫu vải ngụy trang mầu Hoa Rừng, vẽ khác quần áo ngụy trang của bên binh chủng Nhẩy dù. Pḥng Tâm lư chiến tŕnh lên 4 mẫu. Ông Thiếu Tá Hùng lựa 1 mẫu ngụy trang có sọc Cọp Vằn Đen. Pḥng TLC tŕnh lên Nha Quân Nhu và được chấp thuân. Măi đến đầu năm 1959 mới được chính thức công nhận. Đó là nguồn gốc của chiến phục ngụy trang cho Binh chủng ( Dữ kiện trên do Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu cung cấp)

 

Đại Úy Khang thành lập xong được một thời gian, không nhớ rơ là bao lâu Trung Úy Trần Trung Ái được chỉ định Xử Lư Thường Vụ chức vụ Tiểu Đoàn Trưỏng. Kế đến vị Tiểu Đoàn Trưởng thứ 3 là Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng.

Đă 49 năm, nhớ đâu viết đó, đôi chỗ không có thứ tự. Chỉ là những chuyện bên lề v́ chiến sự thời gian này chưa có ǵ sôi động. Mong các chiến hữu thông cảm và bổ túc nếu có. ( xin cảm ơn)

Năm 1960 tôi đang giữ chức vụ Đai đội trưởng Đại Đội Chỉ Huy Tiểu Đoàn 1, Đại Úy Nguyễn Văn Tài Tiểu Đoàn Trưởng. Tháng 4 năm 60 Đại Úy Tài được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Lâm Đồng, Đại Úy Lê Nguyên Khang thuộc BCH/Liên Đoàn được chỉ định làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 thay thế Đại Úy Tài. Sau khi Đại Úy Tài đi, Tôi cũng được thuyên chuyển về TĐ3 giữ chức vụ Sĩ quan hành quân huấn luyện mà mọi người thường quen gọi là trưởng ban 3. Về TĐ3 dưới quyền Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn vừa mới hành quân ở Phan thiết về.

Văn pḥng Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và các Ban đóng chung cùng một dẫy nhà với Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn. Hàng ngày tôi thường gặp Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Mă Viết Bằng, rất ít khi thấy mặt Tiểu Đoàn Trưởng, mọi việc điều hành tôi thấy đều do Đại Úy Bằng trách nhiệm, ngay cả những khi thuyết tŕnh cho phái đoàn Cố Vấn Mỹ cũng do Tiểu Đoàn Phó. Trong những dịp này th́ tôi cũng có việc làm.

Lúc này thành phần cán bộ Đại Đội Trưởng và Sĩ quan tham mưu như sau ( Không nhớ đầy đủ chi tiết )

Trung Úy Phạm Văn Chung Đại Đội Chỉ Huy

Trung Úy Lương Văn Cừu Đại Đội 1

Trung Úy Vơ Kỉnh

         Trung Úy Nguyễn Công Minh ( Emile)

Trung Úy Đặng Đ́nh Thích

          Trung Úy Ngô Văn Định  Sĩ quan hành quân huấn luyện

 

            Đêm 10 tháng 11 năm 60, Tiểu đoàn được lệnh tập họp để đi hành quân, tôi là Sĩ quan hành quân cũng chẳng được cho biết là hành quân ở đâu, lệnh hành quân tôi cũng không phải soạn thảo, tôi không rơ Tiểu Đoàn Phó và các Đại Đội Trưởng có được Tiểu Đoàn Trưởng cho biết trước hay không. Riêng tôi th́ không biết chút nào. Được lệnh chuẩn bị hành quân ngắn hạn nên không có  mang theo lương thực. Khi Tiểu Đoàn tập họp xong xuôi th́ đoàn xe đến, lúc này Tiểu Đoàn c̣n đồn trú ở trong trại Cửu Long, Thị Nghè, xe chỉ đủ để chuyên chở 2 Đại Đội và Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn mà thôi, tôi được Đại Úy Hùng giao cho một số giấy để dán vào tất cả các kính xe. Giấy có h́nh Ngôi Sao Trắng. Tôi suy đoán là làm dấu hiệu để qua các trạm kiểm soát. Tuy nhiên trong đầu tôi cũng thấy có điều ǵ không được b́nh thường. Tôi cũng không biết đây là ám hiệu ǵ. Lệnh đi dán th́ phải thi hành. Theo dự tính đoàn xe chở 2 Đại Đội xong sẽ trở về chở Tiểu Đoàn Phó và 2 Đai Đội c̣n lại. Cánh A di chuyền qua Thị Nghè, lên Phú Nhuận rồi vào cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Xuống xe bố trí tại Bộ Tổng Tham Mưu, đoàn xe quay trở  về Thị Nghè để đón cả cánh B. Đến lúc này Tôi hiểu rơ Tiểu Đoàn là một thành phần tham dự vào cuộc Đảo chánh chinh phủ Ngô Đ́nh Diệm. Vài tiếng đồng hồ sau đó tôi thấy Đại Úy Hùng và một số Sĩ quan ( Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến ) lên xe jeep chạy ra Sân Bay, tôi cũng chạy theo, tai phi đạo đă có một máy bay C47 đang nổ máy, mọi người lên máy bay, tôi cũng lên theo, chẳng biết là đi đâu, trên máy bay đă có một số người, máy bay chưa chuyển bánh, có lẽ c̣n chờ thêm người nào đó, tôi nghĩ tới gia đ́nh v́ lúc này nhà Tôi đang có bầu con đầu ḷng, Tôi xuống máy bay, đi trở lại Bộ Tổng Tham Mưu th́ bi bắt và đưa về giam tại Nha An Ninh Quân Đội ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Sai G̣n.  

 Tôi được biết cánh B của Tiểu Đoàn 3 do Đại Úy Mă Viết Bằng chỉ huy là lực lượng chống đảo chánh, đă góp công đáng kể nhất trong việc bẻ gẫy âm mưu đảo chánh nền đệ nhất cộng hoà Việt Nam.  

 Trong phong giam tôi thấy buồn và chán nản vô cùng, nếu Tôi được biết trước việc làm cùa Tôi thi có lẽ tôi cũng không buồn, nhưng ông Đại Úy Hùng không cho Tôi biết ǵ cả. Thời buổi đó mà bị bắt về nha An Ninh Quân Đội vời lư do tham dự đảo chánh chống chính phủ th́ chỉ có nước đi tù Côn Đảo, cuộc đời kể như là tàn rồi làm sao mà sống được qua những cuộc tra tấn mà tôi đă được nghe trước đây.

Nhà Tôi đang có bầu, không được khoẻ xin nghỉ việc ở Toà Hành Chánh tỉnh G̣ công. Ông Tỉnh Trưởng cũng thông cảm mà cho nhà Tôi nghỉ 6 tháng không có lương.

Trong khi đang suy nghĩ vẩn vơ trong pḥng giam, một nhân viên thuộc Nha an ninh mở cửa vào và cho biềt là Tôi sẽ được đưa lên tŕnh diện Trung Tá trưởng khối điều tra. Tôi đi theo và rất lo sợ. Khi vào văn pḥng th́ Người tôi gặp là Trung Tá Nguyễn Xuân Sinh, trước kia làm Giáo sư cho trường Sinh Ngữ Quân Đội, người đă dậy anh ngữ cho Tôi khoá Sinh Ngữ đầu tiên của Bộ Tổng Tham Mưu. Đứng trước mặt ông tôi cảm thấy an tâm hơn lúc mới rời pḥng giam. Nh́n tôi, Ông nhớ ngay người học tṛ cũ, ông hỏi sự t́nh thế nào mà lại bị bắt vào đây. Tôi trả lời tất cả sự thật. Sau khi nghe Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện, Ông không hỏi ǵ thêm, Ông cho gọi người tài xế của Ông và nói. Đưa ông Trung Úy này về nhà. Tôi như người chết đi sống lại. Hôm nay Tôi lại được đi xe Traction 15 th́ thật là một chuyện không thể nào ngờ được. Về nhà kể lại câu chuyện cả nhà mừng rỡ. Nếu nhà tôi biết trước chuyện tôi bị bắt th́ có thể đă bị xẩy thai rồi.

 

Sau vụ nhóm Sĩ quan đảo chánh hụt, Tiểu Đoàn 3 thiếu cán bộ trầm trọng, Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Kiên Hùng, 2 ông Đại Đội Trưởng (Nguyễn Công Minh và Vơ Kỉnh) và 2 ông Đại đội phó thoát trên chiếc C47 đi tỵ nạn chính trị tại Cam Bốt, tôi th́ đang trong t́nh trang bị Pḥng An Ninh Liên Đoàn Thủy Quân Lục Chiến V.N theo rơi và chờ thuyên chuyển đi đơn vị khác ở xa Sài g̣n.

Hôm sau Tôi vào tŕnh diện Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, Tôi được cho biết là phải lên tŕnh diện Sĩ quan An Ninh Liên Đoàn. Tại nơi này tôi thấy không khí bất an hơn là ở Nha An Ninh Quân Đội, Tôi được phát giấy bút và bắt đầu khai những việc làm của tôi, những người nào đă gặp tôi,  trước ngày và trong ngày có cuộc đảo chánh, ngày nào cũng khai, khai đi khai lại măi. Nha An Ninh Quân Đội th́ cho xe đưa về nhà, c̣n pḥng An Ninh Liên Đoàn chỉ là môt thành phần nhỏ của Nha An Ninh Quân Đội thôi mà làm khó dễ đủ điều. Không biết Sĩ Quan An Ninh Liên Đoàn đề nghị như thế nào mà tôi cứ được thuyên chuyển hết đơn vị này sang đơn vị kia, cứ Tiểu Đoàn 2 sang Tiểu Đoàn 3, rồi lại Tiểu Đoàn 3 về Tiểu Đoàn 2. Đầu năm 61 tôi được thuyên chuyển về làm Sĩ quan hành quân huấn luyện Tiểu Đoàn 2 cho Đại Úy Nguyễn Thành Yên ở Cam Ranh. Gặp Đại Úy Cổ Tấn Tinh Châu và Đại Úy Lê Hắng Minh ở đây nên cũng bớt buồn hơn.

 Tháng 6 năm 63 tôi thuyên chuyển về lại Tiểu Đoàn 3 mà chức Sĩ quan hành quân huấn luyện vẫn bỏ trống, tôi nghĩ chắc không có ai muốn làm công việc này, một công việc làm nhiều nhưng thưởng th́ không có. Về lại Tiểu Đoàn 3 lúc này th́ Đại Úy Bằng Tiểu Đoàn Phó đă giữ chức vụ Tiểu Đoàn rưởng thay thế Đại Úy Hùng chạy đi Cam bốt.

Kể từ đây Tiểu Đoàn 3 cũng theo vận nước mà chịu những thăng trầm của thời cuộc. Sau ngày TĐ3 có 2 ĐĐ tham gia đảo chánh chính phủ Ngô Đ́nh Diệm không thành, kẻ ở người đi Tiểu Đoàn thiếu hụt cán bộ, nhân tâm ly tán, ngờ vực lẫn nhau, tinh thần xa sút thấy rơ.

            Đi hành quân mút mùa, hết bị thương trận này lại bị thương trận khác mà mang cấp bậc Trung úy 7 năm. May quá trong thời gian làm việc với Đại Úy Yên ở Tiểu Đoàn 2 Ông cũng hiểu và thông cảm  hoàn cảnh của tôi, Ông rất thương mến Tôi, mọi việc tầm thường hay quan trọng Ông đều giao cho Tôi làm. Vào dịp Đại Úy Hoàng Văn Nam bị thương ở Cà Mâu ông chỉ định tôi làm Đại Đôi Trưởng ĐĐ4 thay ông Nam tôi cứ nghĩ từ đó sẽ không c̣n bao giờ trở lại làm ban 3 nữa, nhưng đến giữa năm 64 sau khi măn khóa Tham Mưu Trung Cấp tại Đà Lạt lại về làm ban 3 cho TĐ3.

 

Việc đảo chánh ngày 1-11-63, Tiểu Đoàn 3 không có liên hệ ǵ đến biến cố này, nhưng chỉ trong ṿng mấy tháng sau ngày đảo chánh th́ Tiểu Đoàn 3 đă thay chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng đến 4 lần

Sau ngày 1-11-63 Thiếu Tá Tôn Thất Soạn Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 4 về làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3 thay thế Đại Úy Mă Viết Bằng. (Ông Bằng bị phe đảo chánh bắt giữ v́ có liên hệ đến vụ chỉ huy cánh B/TĐ3 chống đảo chánh năm 1960.). Biến cố này Đại Úy Yên Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 cũng bị phe đảo chánh bắt giữ và TĐ2 được giao cho Đại Úy Cổ Tấn Tinh Châu Tiểu Đoàn Phó. Trong thời gian ngắn th́ Đại Úy Yên được trả tự do, v́ họ thấy Đại Úy Yên ."Là một người công giáo ngoan đạo, một quân nhân thuấn túy, luôn giữ kỷ luật quân đội, không muốn dính líu vào chính trị, phe phái nên sẽ không thi hành lệnh của lực lượng đảo chánh ". TĐ3 do Thiếu Tá Soạn chỉ huy đi hành quân tại Cai Lậy Định Tường. Đại Úy Đặng Đ́nh Thích Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 tử trận. Doanh trại TĐ3 ở Thủ Đức là trại Đặng Đ́nh Thích. Trại này trước có tên là trại Ngô Xuân Soạn thuôc binh chủng Nhẩy dù giao lại cho TQLC.

                                    

                    Thiếu Tá Tôn Thất Soạn TĐT/TĐ3 hành quân ở Cai Lậy 1964 

V́ Thiếu Tá Soạn chỉ ở TĐ3 thời gian ngắn nên Thiếu Tá Phước tổ chức lễ cầu siêu cho Cố Đại Úy Đặng Đ́nh Thích.                         

                           

(Từ trái Đại Đức Thích Kiến Tánh Tuyên Úy Phật giáo, Thiếu Tá Phước, Đại Úy Định ) Lễ cầu siêu cho Đại Úy Đặng Đ́nh Thích tử trận

 

Sau đó khoảng 1 tháng th́ Thiếu Tá Soạn ban giao TĐ3 cho Thiếu Tá Nguyễn Thành Yên để đi làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 ( Sau biến cố 1-11-63 khoảng 1 tháng  Đại Úy Yên được thăng cấp Thiếu Tá Nhiệm chức để đi làm TĐT/TĐ3)

Thời gian ngắn Thiếu Tá Yên bàn giao Tiểu Đoàn 3 cho Đại Úy Dương Hạnh Phước để đi chỉ huy Chiến Đoàn. Thời gian này Đại Úy Phước được thăng cấp Thiếu Tá.

 Thiếu Tá Phước cũng chỉ ở Tiểu Đoàn 3 thời gian vài tháng rồ́ bàn giao Tiểu Đoàn cho Đại Úy Nguyễn Thế Lương vừa măn khóa học trở về.( Những dữ kiện về nhân sự kể trên do Đại Tá Tôn Thất Soạn cung cấp)

 

Đầu năm 64 tôi ở TĐ2 được Thiếu Tá Cổ Tấn Tinh Châu đề nghị cho theo học khoá Tham mưu trung cấp tại Đàlat, sau chiến thắng của Tiểu Đoàn 2 tại Mật khu Hội Đồng Sầm quận Đức Hoà tháng 12 năm 63. Măn khoá không về Tiểu Đoàn 2 mà lại về Tiểu Đoàn 3, lúc này Thiếu Tá Phước đang là Tiểu Đoàn Trưởng, tôi làm ban 3 cho Thiếu Tá Phước rồi ở Tiểu Đoàn 3 cho đến cuối năm 64 th́ lại trở về Tiểu Đoàn 2. Lúc này Tiểu Đoàn 2 đă di chuyển từ Cam Ranh về Thủ Đức đằng sau doanh trại Tiểu Đoàn 3. nhường lại 1 phần phía sau cho TĐ2.

 

                  Tiểu Đoàn 3 đang hành quân chống biểu t́nh ở Biệt Khu Thủ Đô.          

 Ông Lương đối xử với tôi rất là tốt, v́ trước kia chúng tôi cùng phục vụ thời gian dài tại Tiểu Đoàn 1, anh em biết nhau.  Suốt thời gian làm việc ở Tiểu Đoàn 3 với Ông Bằng, Ông Phước, Ông Lương, tuy mỗi lần về Tiểu Đoàn 3 không lâu nhưng vui nhiều hơn buồn, thoải mái nhất là khi cùng Tiểu Đoàn 3 hành quân giữ an ninh Thủ Đô (Ông Lương), Tiểu Đoàn trách nhiệm hoạt đông ở khu vực đường Lê Văn Duyệt cho tới vườn Tao Đàn. Hành quân b́nh định tại tỉnh G̣ Công. Có nhiều kỷ niệm với Tiểu Đoàn 3.  

Thời gian Tiểu Đoàn hành quân b́nh định ở G̣ Công, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng ở Vàm Láng rồi Kiểng Phước.

             

 Ông Lương trước khi qua đời (2002) có gọi nói chuyện và nhắc tới kỷ niệm những ngày Hành quân B́nh Định ở G̣ Công, đóng quân ở Vàm Láng, hàng ngày được tắm biển, nước biển ở đây không được trong sạch như những vùng biển ở nơi khác, rồi có thời gian đóng quân ở xă Kiểng Phước nơi nhà cô Sáu “Đầu Lèo”. Thời gian này các Đại Đội hành quân lục soát chỉ thỉnh thoảng gặp du kích bắn lẻ tẻ, thường th́ đi sao về vậy.

Thời gian Tiểu Đoàn 3 ở G̣ Công, có một đêm khoảng 10 giờ, ông Lương rủ Tôi về Sài G̣n thăm gia đ́nh. Tôi đi theo, khi ra khỏi G̣ Công chừng 5 cây số th́ đường bị đắp mô, du kích và dân chúng ra đắp mô chặn đường.

 Bị cản đường không đi được, du kích có bắn lốp bốp. Tôi đề nghị Ông Lương cho bắn đại liên chỉ thiên để khỏi chết dân, rồi để số lui xe về tới gần thị xă. Không sợ nhưng cũng hoảng hồn.

 

Sau vụ đảo chánh hụt của một nhóm Sĩ quan, tuy tôi không được biết, nhưng cũng phải gánh chịu nhiều hệ lụy trong đời quân ngũ mấy năm sau này.

Mấy chục năm cùng những anh em trong đoàn quân của lực lương Tổng Trừ Bị Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nay đây mai đó trên khắp nẻo đường đất nước. Măi đến tháng 8 năm 1975 khi tôi đến trại định cư người Việt Nam tỵ nạn,Camp Pendleton, California tôi được gặp lại người ân nhân (Trung Tá Sinh nha An Ninh Quân Đội ) trong đoàn người di tản sau ngày 30-4-75. Ông ngồi trên chiếc xe lăn đi trong trại, tôi mang ơn Ông vô cùng. Và cũng từ khi rời trại Tôi không c̣n gặp lại Ông

 

                                     Các Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3 ai c̣n ai mất

 

Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh SĐ/TQLC (1968 cho đến 1972) người thành lập TĐ3 năm 1959 đă qua đời tại Nam California năm 1996

 

Trung Tá Trần Trung Ái Xử Lư Thường Vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3 đă qua đời tại Nam California ngày 28-1-2000

 

Trung Tá Nguyễn Kiên Hùng hiện đang sống ở Hoa Kỳ

 

Trung Tá Mă Viết Bằng cùng gia đ́nh hiện đang sống tại Pháp quốc ( ?)

Tháng 9 năm 1975. Một Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở thành phố mà chúng tôi đang định cư ( Rancho California ) có gửi cho tôi 1 cái Note. Nội dung là yêu cầu Tôi xác nhận Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam có sĩ quan nào mang cấp bậc Đại Tá tên Mă Viết Bằng không. Vị Sĩ quan này cho tôi biết là Ông Bằng đang ở trại tỵ nạn bên Thái Lan. Tôi trả lời Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam có Sĩ quan tên Mă Viết Bằng, nhưng tôi không biết cấp bậc sau cùng của ông ta. Tôi trả lời như vậy.

 Cách đây 5 năm một hôm có 1 đài phát thanh tại Bắc California rao tin Đại Tá Bằng qua đời. Sau được biết đây chỉ là sự nhầm lẫn.

 

Đại Tá Nguyễn Thành Yên đă qua đời tại Vĩnh Long Việt Nam năm 1971

Đại Tá Nguyễn Thành Yên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC, rời khỏi binh chủng khoảng năm 1969, Gia đ́nh Đại Tá Yên hiện đang sống tại Hoa Kỳ

 

Đại Tá Tôn Thất Soạn cùng gia đ́nh định cư tại Tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ

Chúc vụ sau cùng là Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng Hậu Nghĩa.

 

Trung Tá Dương Hạnh Phước đă tử trận tại Mộ Đức Quảng Ngăi tháng 6 năm 1966  khi ông làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5

 

Đại Tá Nguyễn Thế Lương đă qua đời ngày 09 tháng 4 năm 2002 tại Maryland, Hoa Kỳ

 Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3 ( Thiếu Tá Lương ) là Sĩ quan duy nhất trong Binh Chủng TQLCVN được tạp chí TIME MAGAZINE ấn bản mùa Xuân năm 1965 Named “Lương, The South Vietnamese Fighting Man Of The Year

 (Tham khảo hồi kư " My War" của Đại Tá Thomas E.Campbell U.S.M.C cố vấn TĐ3 năm 1965)

 

Đại Tá Nguyễn Năng Bảo đang cùng gia đ́nh sống tại Nam California.

Đă chỉ huy Tiểu Đoàn 3 thời gian lâu nhất. Gần 5 năm. Tiểu Đoàn 3 đă hành quân trên khắp 4 Quân Khu, đă cùng Chiến Đoàn B của Trung Tá Tôn Thất Soạn tham dự những cuộc hành quân quan trọng như trận An Lăo, Bồng Sơn 1967, Mậu Thân 1968, U-Minh vả Sông Bé, B́nh Long năm 1969. Chiến thắng Sông Bé, B́nh Long thu rât nhiều vũ khí. Ngược gịng Cửu Long từ Châu Đốc sang Cam Bốt đầu năm 1970 dưới quyền chỉ huy Đại Tá Tôn Thất Soạn Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 đă có mặt ở Miên từ cưối năm 1969.

Hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào đầu năm 1971 với Sư Đoàn. TĐ3 đă góp công mang lại nhiều chiến thắng cho Binh chủng.

 

Thiếu Tá Phạm Văn Sắt đang sống tại Hoa Kỳ

 

Trung Tá Lê Bá B́nh đang cùng gia đ́nh sống tại San José, California.

Dưới thời Trung Tá B́nh TĐT, Thiếu Tá Trần Kim Đệ TĐ phó, Trung Uư Nguyễn Kim Chung ĐĐT/1, Đại Uư Giang Văn Nhân ĐĐT/2, Đại Uư Lê Qúy B́nh ĐĐT/3, Trung Úy Nguyễn Văn Dương ĐĐT/4. .( dữ kiện về nhân sự do Đại Úy Giang Văn Nhân cung cấp)

 Tiểu Đoàn 3 đă chặn đứng và đẩy lui lực lượng CS Bắc Việt cấp Sư Đoàn được 1 trung đoàn chiến xa yểm trợ khi chúng có ư định vượt cẩu Đông hà để tiến về Quảng Trị. TĐ3 đă gây cho chúng nhiều tổn thất. Đây là chiến thắng to lớn nhất ở cấp Tiểu Đoàn ở Vùng 1 trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Trung Tá B́nh đă được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương liễu. Tổng thống Hoa Kỳ cũng ân thưởng Huy chương Silver Star cho Trung Tá B́nh trong trận này.

 

Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh hiện đang cùng gia đ́nh định cư tại Houston, Texas.

Dưới thời Trung Tá Cảnh TĐT, Thiếu Tá Trần Kim Đệ TĐ phó, Trung Úy Nguyễn Kim Chung ĐĐT/1, Thiếu Uư Nguyễn Văn Lăm XLTV/ĐĐ2, Đại Úy Nguyễn Văn Thạch ĐĐT/3, Trung Úy Nguyễn Văn Dương ĐĐT/4. Trong thời gian này Trung Úy Nguyễn Kim Chung bị thương Trung Úy Nguyẽn Ngọc Trà XLTV/ĐĐT/1. Đại Úy Anh và Đại Úy Nhân xuất viện bồ sung ngày 25 tháng 8 về coi lại Đại Đội 1 và 2.  Ngày 7 tháng 9 Tr/u Nguyễn kim Chung bổ sung hành quân, ngày 9 tháng 9  Đại úy Phạm tuấn Anh hy sinh, Tr/u Nguyễn kim Chung trở về làm ĐĐT/ĐĐ1.( Dữ kiện về nhân sự do Đại Úy Giang Văn Nhân cung cấp)

Tiểu Đoàn 3 dưng cờ tại cửa Tả Cổ thành Quảng Trị

TĐ3 đă là một mũi tấn công chính trong trận tái chiếm Cổ Thảnh Quăng Trị tháng 9 năm 1972, đă cùng TĐ6 cắm Cờ Vàng 3 sọc Đỏ trên Cổ Thảnh ngày 15 tháng 9 năm 1972, một chiến tích oai hùng nhất của TĐ3 trong quân sử Thủy quân lục chiến Việt Nam nói riêng và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nói chung. Sau trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị Quân Kỳ của Binh Chủng TQLC được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 8. Tất cả các đơn vị trong Sư Đoàn được mang giây Biểu Chương mầu Tam Hợp.

 

            Tiểu Đoàn trưởng cuối cùng là Thiếu Tá Nguyễn Văn Sử. ( Kể từ tháng 12 năm 1974 cho đến ngày 30-4-75)

 

San José, CA

Năm 2006

 

 

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site